Home / Thành Lập Công Ty / Công ty tnhh là gì? Thủ tục thành lập công ty tnhh 1 thành viên như thế nào?

Công ty tnhh là gì? Thủ tục thành lập công ty tnhh 1 thành viên như thế nào?

Công ty TNHH  là loại hình doanh nghiệp mà thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Vậy, thủ tục để thành lập công ty TNHH bao gồm những gì?

Bài viết  mới:

1.Công ty tnhh là gì?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành công ty tnhh là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được pháp luật thừa nhận. Chủ sở hữu và công ty là 2 thực thể pháp lý riêng biệt, công ty là pháp nhân còn chủ sở hữu là thể nhân.

Phân loại công ty tnhh

Công ty TNHH  là loại hình doanh nghiệp mà thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Vậy, công ty TNHH được phân ra như thế nào?

  • Công ty tnhh một thành viên

Định nghĩa công ty TNHH MTN là một hình thức đặc biệt của công ty trách nhiệm hữu hạn. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công ty TNHH MTV là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu.

Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp. Trong những năm nay mô hình kinh doanh đơn lẻ, ngoài nhà nước đang tăng trưởng vô cùng nhanh chóng. Bởi những lợi ích to lớn mà nó mang lại cho kinh tế không chỉ của các cá nhân mà còn cả nước.

Mô hình kinh doanh công ty tnhh đang được đánh giá là một trong những mô hình kinh doanh tốt nhất hiện nay bởi những điểm mạnh của nó về tài chính kinh tế.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được ưu và nhược điểm của loại hình công ty TNHH là gì? để có thể vận dụng hiệu quả mô hình này trong kinh doanh.

  • Công ty tnhh 2 thành viên

Theo quy định, công ty TNHH 2TV trở lên là doanh nghiệp trong đó TV chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn mà TV đã cam kết góp vào doanh nghiệp.

Thành viên của công ty TNHH có thể là: Tổ chức, cá nhân; số lượng TV của công ty TNHH tối thiểu là 02 và tối đa không vượt quá 50.

Kể từ ngày được cấp Giấy CN ĐKKD, Công ty TNHH sẽ chính thúc có được tư cách pháp nhân.

Công ty TNHH có từ 02 TV trở lên phải có HĐTV, Chủ tịch HĐTV, Giám đốc. Công ty TNHH có trên 11 TV phải có Ban kiểm soát.

Tại sao nên thành lập công ty tnhh?

Chịu trách nhiệm cho các khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi số vốn đã góp. Vì số lượng thành viên không quá nhiều do đó thành viên muốn chuyển nhượng phần vốn góp cho người không phải thành viên công ty sẽ phải chào bán cho các thành viên còn lại trước tiên.

Nếu như các thành viên còn lại không đồng ý mua thì mới được chuyển nhượng. Chính vì thế hình thức doanh nghiệp này có thể dễ dàng quản lý và tránh được sự tham gia của các cá nhân không quen biết.

  • Ngoài ra cơ cấu tổ chức của công ty TNHH khá đơn giản, phù hợp với các công ty mới khởi nghiệp, công ty gia đình hay các công ty có đặc thù kinh doanh, nghề nghiệp.
  • Không giống như công ty cổ phần nếu như thành viên muốn chuyển nhượng vốn mà không bị áp mức thuế cố định cho việc chuyển nhượng như với công ty cổ phần.

2. Đặc điểm của công ty tnhh

Trách nhiệm hữu hạn hay vô hạn đều là sự ràng buộc của pháp nhân (công ty) với công việc mà pháp nhân lãnh trách nhiệm, TNHH là cá nhân chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp (pháp nhân),

Trường hợp nhiều thành viên tham gia góp vốn thì sẽ chia đều theo phần vốn góp vào công ty của các thành viên.

Đặc điểm công ty tnhh một thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do tổ chức hay cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản và các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Thành lập công ty tnhh một thành viên

  • Công ty TNHH 1 thành viên không được phép phát hành cổ phần
  • Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ở thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi ở điều lệ công ty.
  • Chủ sở hữu phải góp đúng và đủ loại tài sản như đã cam kết lúc thành lập doanh nghiệp trong khoảng 90 ngày, tính từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Các trường hợp không đủ góp vốn điều lệ trong 90 ngày kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chủ sở hữu công ty cần phải điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn góp trong thời gian 30 ngày kể từ ngày cuối cùng buộc phải góp đủ vốn điều lệ. Với các trường hợp này chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ.
  • Chủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình với nghĩa vụ tài chính của công ty. Các thiệt hại xảy ra do không góp đủ, không góp hoặc không góp đúng hạn vốn điều lệ.

Ưu điểm công ty tnhh một thành viên

Ưu điểm:

  • Để thành lập công ty thì chỉ cần duy nhất 1 cá nhân có thể thực hiện được thủ tục thành lập công ty 1 thành viên.
  • Công ty chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp của chủ sở hữu công ty
  • Những quyết định về hoạt động kinh doanh, định hướng phát triển hay những thay đổi của công ty đều độc lập.
  • Mô hình công ty đơn giản nên chủ doanh nghiệp chỉ tập trung vào quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
  • Không phát sinh tranh chấp vốn hay mâu thuẫn quyền lợi vốn ở nội bộ.

Nhược điểm:

  • Tuy có nhiều ưu điểm, nhưng công ty TNHH 1 thành viên cũng có nhiều hạn chế như khó khăn trong quá trình huy động vốn do chỉ có chủ sở hữu mới có quyền làm tăng vốn điều lệ.
  • Khó khăn để có thể tìm kiếm hỗ trợ từ nhân viên nội bộ hay những cá nhân khác bên ngoài. Nếu muốn hỗ trợ khác cần phải thay đổi loại hình doanh nghiệp phù hợp theo đúng quy định pháp luật.
  • Trên đây là những thông tin bạn cần biết về thủ tục thành lập công ty 1 thành viên. Hãy chuẩn bị đầy đủ để bắt đầu thành lập doanh nghiệp cho riêng mình nhé. Chúc bạn thành công trong sự nghiệp của mình.

Đặc điểm công ty tnhh 2 thành viên

Để bạn hiểu hơn về công ty TNHH 2 thành viên trước khi thực hiện những thủ tục thành lập công ty 2 thành viên thì hãy theo dõi phần này nhé.

Thành lập công ty tnhh hai thành viên trở lên

  • Công ty TNHH hai thành viên có tư cách là pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với cơ quan chức năng.
  • Để làm thủ tục thành lập công ty 2 thành viên thì doanh nghiệp phải có ít nhất 2 thành viên và tối đa là 50 thành viên. Thông thường thừ những thành viên trong công ty TNHH 2 thành viên có mối quan hệ thân nhân với nhau.
  • Cấu trúc vốn của công ty TNHH hai thành viên là cấu trúc vốn đóng. Vốn điều lệ của công ty không được thể hiện dưới hình thức cổ phần và chuyển nhượng vốn phải ưu tiên chào bán cho người trong công ty trước. Trường hợp người trong công ty không mua mới được phép chào bán ra bên ngoài. Hình thức này ngăn chặn sự xâm nhập của những người ngoài công ty.
  • Các thành viên của công ty TNHH 2 thành viên trở lên phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào. Công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi tài sản của công ty.
  • Không được phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

3. Thủ tục thành lập công ty tnhh

Vậy để thành lập công ty tnhh chúng ta cần các thủ tục và hồ sơ thành lập công ty tnhh như thế nào?

Hồ sơ thành lập công ty tnhh

Chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ là yêu cầu không thể thiếu trong thủ tục thành lập công ty tư nhân. Một bộ hồ sơ thành lập công ty tư nhân bao gồm:

– Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp ( do chủ doanh nghiệp ký)

– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của chủ doanh nghiệp tư nhân: CMND hoặc Hộ chiếu.

– Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định pháp luật phải có vốn pháp định.

– Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

– Mục lục hồ sơ  ( ghi theo thứ tự trên).

– Bìa hồ sơ bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác.

– Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ.

Thủ tục thành lập công ty tnhh

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để đăng ký thành lập công ty tnn

Thành phần của hồ sơ khi làm thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

– Điều lệ của doanh nghiệp

– Bản sao hợp lệ một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực: Chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước/ hộ chiếu.

– Tờ khai thông tin của người nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp

– Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự được nêu)

– Bìa hồ sơ: Bìa được làm bằng giấy mỏng hoặc nylon cứng, không có chữ sử dụng cho mục đích khác.

– Giấy ủy quyền để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

Những giấy tờ trên cần chuẩn bị đầy đủ 01 bộ trước khi thực hiện đăng ký thành lập công ty tnhh Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lên phòng đăng ký kinh doanh, sở kế hoạch và đầu tư.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc sau khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ và cấp giấy đăng ký doanh nghiệp. Nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo cho người thành lập doanh nghiệp biết bằng văn bản., nêu rõ lý do từ chối và các yêu cầu cần sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Bước 3: Nhận kết quả đăng ký thành lập công ty TNHH

Bước 4: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Một bước trong thủ tục thành lập công ty tnhh là doanh nghiệp phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên Cổng thông tin quốc gia theo trình tự, thủ tục và phải trả mức phí theo quy định.

Theo quy định tại Điều 26, Nghị định 50/2016/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/07/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Nếu doanh nghiệp không công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp đúng hạn sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng và phải khắc phục hậu quả là: buộc phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Do đó bạn nên công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trong khoảng 30 ngày để tránh bị phạt nhé.

Bước 5: Khắc dấu pháp nhân của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có quyền quyết định hình thức, số lượng và nội dung con dấu của mình. Tuy nhiên, thông tin trên con dấu bắt buộc phải có những thông tin sau: Tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp.

Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp và thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Bước 6: Thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh

Để hoàn tất thủ tục thành lập công ty tnhh thì trước khi sử dụng con dấu, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đúng theo quy định của pháp luật.

Với các hướng dẫn trên, hi vọng bạn đã có những thông tin cần thiết về thủ tục thành lập công ty tnhh. Hãy chuẩn bị một bộ hồ sơ và những công việc cần thiết cho công ty của mình thật chu đáo. Chúc các bạn thành công.

Check Also

Hồ sơ thay đổi tên công ty/doanh nghiệp và những lưu ý PHẢI BIẾT

Tên công ty là một phần bắt buộc đối với pháp nhân là công ty. …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *